Liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa chuột tại Tuyên Quang

Liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa chuột tại Tuyên Quang

14/02/2022

Mô hình liên kết chuỗi sản xuất – tiêu thụ của 2 HTX An Hòa và Minh Tâm đã giúp cải thiện đáng kể thu nhập của nông dân, thay đổi sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững của địa phương.

Cuối năm 2019 với 3,5 ha, sau khi phát triển bà con đã thấy được hiệu quả kinh tế; từ đó đã nhân rộng ra 18 xã trên địa bàn tỉnh; năm 2022, mô hình sẽ phát triển lên 200 ha và sẽ duy trì trong 18 xã. Thu nhập của người dân được cải thiện rõ rệt, ước tính gấp 3 lần so với trước đây. Hơn 1000 người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã được tạo công ăn việc làm. Cơ cấu cây trồng chuyển đổi với ưu tiên chuyển từ lúa, ngô sang dưa chuột.

Ông Nguyễn Ngọc Đệ, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang chia sẻ:

"Khi chưa thực hiện mô hình liên kết, thì người nông dân còn SX manh mún, tự phát; sử dụng giống cũ của địa phương, cây trồng thường sinh trưởng phát triển chậm và cho năng suất hạn chế; tư tưởng của nông dân còn lo tâm lý SX ra sản phẩm thì bán cho ai, ở đâu.. Từ khi thực hiện mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm dưa chuột, giữa HTX Minh Tâm với các hộ nông dân, đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân; từng bước thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất, từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; làm thay đổi cách nghĩ, cách làm từ cá thể sang tập thể; tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Đồng thời, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm giá thành và giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với chuỗi giá trị và phát triển bền vững".

Để tìm hiểu thêm về mô hình này, xin vui lòng xem video dưới đây: