[ĐÃ KẾT THÚC] Chè ở xã Lương Sơn, huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ

[ĐÃ KẾT THÚC] Chè ở xã Lương Sơn, huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ

Nông dân trồng chè và công ty chế biến đang cùng tạo lập một mối quan hệ hợp tác mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Chè – thức uống phổ biến thứ hai trên thế giới, là loại cây trồng quan trọng trong nông nghiệp ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, trong ba thập kỷ vừa qua, những người trồng chè phải đối mặt với thực tế là giá chè liên tục giảm. Việc mua bán và phân phối chè bị kiểm soát bởi một vài công ty có thể tự thương lượng giá ổn định với các cửa hàng bán lẻ. Giá bán chè thấp là mối đe dọa tới sự sống còn của cả ngành chè. Những người nông dân đang chuyển sang các loại cây trồng khác hoặc rời các miền quê để làm việc ở thành phố.

Ở Phú Thọ, tổ chức Vredeseilanden cùng một số nông dân trồng chè, chính quyền địa phương và các công ty chế biến đang thiết lập một mối quan hệ hợp tác mang lại lợi ích cho các bên. Không có nông dân liên tục cung cấp chè chất lượng cao, những nhà máy này sẽ là một sự đầu tư vô ích. Quan hệ gần gũi hơn trong chuỗi sẽ mang lại sản phẩm tốt hơn và mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Chúng tôi hỗ trợ những nông dân của HTX Chè Lương Sơn – LUSOTEC. Hơn 80% dân cư của Lương Sơn là người Mường. 90% tổng thu nhập của gia đình đến từ làm nông, 60% trong số đó là từ trồng chè. Thu nhập bình quân hàng năm từ chè tăng, điều kiện sống của nông dân sản xuất chè và gia đình của họ cũng sẽ được cải thiện.

Thách thức

  • Sản xuất vẫn ở quy mô nhỏ, việc tiếp cận với các hỗ trợ nông nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất còn hạn chế, chỉ có một số lượng nông dân nhất định áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices – GAP).

  • Việc tiếp cận với vốn hoạt động và tín dụng còn hạn chế.

  • Về mặt quảng bá sản phẩm, tạo lập một hợp đồng dài hạn là một thách thức lớn: LUSOTEC bán 70% chè của HTX cho nhà máy Phú Hà với một số điều kiện và ở mức giá hợp lý. 30% còn lại được bán cho trung gian với giá không ổn định mà thường là thấp.

  • Thiếu năng lực kinh doanh, đặc biệt là kỹ năng quảng bá sản phẩm (marketing), kỹ năng giao tiếp, làm việc theo mạng lưới và quản lý.

Chiến lược của chúng tôi

  • Hỗ trợ nông nghiệp để LUSOTEC áp dụng GAP (Good Agricultural Practices – GAP) và đạt chứng nhận UTZ.

  • Giới thiệu cơ chế kiểm soát nội bộ để kiểm tra tính bền vững và chất lượng của chè.

  • Tăng cường năng lực kinh doanh: hỗ trợ phát triển kế hoạch kinh doanh, tập huấn về kế toán, quản lý, kỹ năng đàm phán, marketing…

  • Giới thiệu LUSOTEC với các công ty chế biến chè và hướng dẫn họ đàm phán thiết lập quan hệ với những công ty này

.

  • Người hưởng lợi: 166 (55 nam/111 nữ)

  • Ngân sách: 102.216 euro cho 3 năm

Kết quả đạt được

  • Nhờ có tập huấn về tiêu chuẩn UTZ, 30 nông dân đã đạt được chứng nhận này. Thực hành nông nghiệp tốt đã được áp dụng.

  • Hệ thống Kiểm soát Nội bộ được giới thiệu để mô phỏng và cải thiện quá trình hậu thu hoạch, với mục tiêu đạt chứng nhận cho chè.

  • Ngoài bán chè búp tươi cho nhà máy Phú Hà, hiện nay, LUSOTEC còn chế biến và bán chè xanh.

  • LUSOTEC đã được nâng cao năng lực về kế toán, quản lý và phát triển kinh doanh.

Chúng tôi mong đợi gì trong năm 2017?

  • Sự gia tăng trong sản xuất, số lượng và chất lượng chè búp tươi bán cho nhà máy cũng như số chè xanh mà HTX tự chế biến và bán ra thị trường.

  • Số thành viên sản xuất chè theo tiêu chuẩn UTZ sẽ tăng lên; tất cả thành viên của LUSOTEC sẽ áp dụng GAP, từ đó giảm việc sử dụng hóa chất nông nông nghiệp và xói mòn đất.

  • Nhà máy Phú Hà tiếp tục là nguồn tiêu thụ quan trọng; các hợp đồng bán chè tươi cho một nhà máy khác được đàm phán & ký kết. Ngoài ra, 6 nhà mua buôn chè xanh khác cũng được xác định.

  • LUSOTEC có thể kiếm đủ nguồn thu để trang trải chi phí vận hành và tái đầu tư một phần vào việc hợp tác.

  • Thu nhập bình quân hàng năm của nông dân sẽ tăng lên và điều kiện sống được cải thiện.

Kết quả dài hạn

Chúng tôi sẽ dùng dự án này để tác động lên các công ty chế biến tư nhân ở mức độ cao hơn, thúc đẩy họ trao đổi, mua bán với các nông hộ.