VECO trên hành trình chuyển đổi: từ tổ chức phi chính phủ của Bỉ thành mạng lưới tổ chức quốc tế

VECO trên hành trình chuyển đổi: từ tổ chức phi chính phủ của Bỉ thành mạng lưới tổ chức quốc tế

29/11/2016

Mái nhà Vredeseilanden/VECO đang có nhiều thay đổi to lớn. Đây không phải những thay đổi đơn thuần về cơ sở vật chất mà là sự thay đổi cơ cấu toàn bộ tổ chức. Từ ngày 1/1/2017, VECO sẽ trải qua quá trình này và trở thành một tổ chức mạng lưới quốc tế. Sự chuyển mình đang diễn ra nhằm giúp chúng tôi chuẩn bị tốt hơn và có thể đối mặt với các thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Thế giới luôn không ngừng vận động. VECO đã có bước phát triển rất lớn trong khi cơ cấu tổ chức trên toàn cầu gần như giữ nguyên. Thực tế trong năm vừa qua đã chứng minh chúng tôi cần điều chỉnh hình thức hợp tác giữa các đồng nghiệp trên toàn thế giới và các tổ chức đối tác nhằm cải thiện độ linh hoạt, nâng cao ảnh hưởng và trở nên ‘quốc tế’ hơn trong cách nhìn nhận. Do đó, Ban Giám đốc mới của chúng tôi đã bổ nhiệm thêm hai thành viên, Chris Claes và Madeleine Tsimi cho giai đoạn chuyển đổi để dẫn dắt VECO trên hành trình trở thành một tổ chức mạng lưới hoạt động hiệu quả.

Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, khi thực tế thay đổi nhanh hơn tổ chức có thể thích ứng, chúng tôi cần có năng lực chuyên môn và khả năng ra quyết định ở các khu vực mà chúng tôi hoạt động, gần sát với hành động nhất có thể. Đó là cách duy nhất để thích ứng với những gì đang diễn ra và từng bước đến với tương lai mà chúng tôi mong đợi.

Chris Claes Đồng Giám đốc

Trao quyền cho nhân viên và các tổ chức đối tác của chúng tôi trên toàn thế giới là một nhiệm vụ cấp thiết. Cần lôi kéo sự tham gia của các bên liên quan và hành động của họ để tạo được nhiều ảnh hưởng hơn và thực hiện những can thiệp thực sự bền vững. Với VECO mới, đây sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động của tổ chức.

Madeleine Tsimi Đồng Giám đốc

Chris Claes đã và đang làm việc với tư cách cố vấn chiến lược cho Trụ sở chính của VECO, và Madeleine Tsimi là giám đốc khu vực Tây Phi. Có thể coi sự lãnh đạo song hành này như một bước tiến của VECO để trở thành một tổ chức mang tính học hỏi, và giúp xây dựng một văn phòng thực sự có tính chất quốc tế, nơi mỗi cán bộ làm việc với các đồng nghiệp ở nhiều khu vực khác nhau.

Thay đổi này đã được khởi xướng và thực hiện vì bốn lý do sau:

1. Các thách thức toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác giữa các VECO khu vực

Các thách thức lớn của thời đại chúng ta không thể được giải quyết chỉ ở một quốc gia hay một khu vực. Ví dụ, tác động của biến đổi khí hậu trong ngành gạo đòi hỏi một sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa nhiều vùng. Hơn nữa, sự gia tăng về số lượng các công ty thực phẩm đa quốc gia đang giải quyết vấn đề tính bền vững và họ cũng đang tìm kiếm các tổ chức nông dân ở nhiều khu vực khác nhau. Một số quốc gia trong tổng số 14 nước mà VECO đặt trụ sở đang trở thành những nước thu nhập trung bình (Ecuador, Peru, Việt Nam, Indonesia), nhưng điều này không có nghĩa là nạn đói đã được xóa bỏ đáng kể. Trong nhiều trường hợp, khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng và thường chỉ có một phần nhỏ dân số đang giàu lên nhờ tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức nông dân ở những quốc gia này đang mong muốn tham gia vào mạng lưới kiến thức toàn cầu và cần ít hơn các hỗ trợ về tài chính dưới dạng đầu tư. Thiếu kiến thức là một rào cản lớn đối với sự tăng trưởng hơn là thiếu vốn đầu tư. Đó là lý do VECO có thể triển khai các can thiệp và trở thành một người dẫn dắt trong mạng lưới kiến thức.

2. VECO = cán bộ của tổ chức

Một trong những giá trị cốt lõi của VECO là niềm tin vào cán bộ và các tình nguyện viên, và chúng tôi đã được ghi nhận cho nhận thức mở này. VECO may mắn có được những chuyên gia trong cả 8 vùng ở tất cả các cấp độ của tổ chức. Những chuyên gia này đã và đang làm việc với chương trình trong khu vực của mình. Kinh nghiệm của họ ít khi được tận dụng như một khối thống nhất. Mạng lưới mới hướng đến giải quyết vấn đề đó và sẽ tạo điều kiện để những cán bộ tri thức này có thể dành nhiều thời gian hơn cho các đội dự án quốc tế làm việc xuyên biên giới. Trường hợp này có thể xảy ra, ví dụ, khi quảng bá hương vị ca cao trên toàn thế giới, sự trao đổi thông tin trong thành phố về cách cung ứng thực phẩm bền vững, và trong rất nhiều lĩnh vực, vấn đề khác.

Chúng tôi thấy rằng, những tổ chức có nhiều sáng kiến thường tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng mạng lưới, học hỏi tập thể và trao đổi kiến thức, đồng sáng tạo, hợp tác với nhiều đối tác, lĩnh vực và dự án không rõ ràng. Chúng tôi muốn giải quyết thách thức này. Chúng tôi tin tưởng rằng tổ chức có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hiện tại và tương lai, khi kiến thức và chuyên môn không đi về một hướng, từ ‘thế giới phương Tây’ sang các nước đang phát triển, mà thay vào đó, được tạo ra và đi vào thực tế thông qua các phương tiện trao đổi và hợp tác.

3. Sự tham gia toàn diện của các văn phòng VECO vào quá trình ra quyết định

Hiện tại, khi VECO đã khuyến khích sự tham gia và đóng góp của các cán bộ và tổ chức đối tác, chúng tôi muốn tiến thêm một bước xa hơn. Cơ cấu tổ chức của VECO hiện giờ đang rất tập trung với bộ phận quản trị cấp cao (Hội đồng chung, Ban Giám đốc và trụ sở chính) với thành phần chủ yếu là người Bỉ. Ở mô hình này, tiêu chuẩn và các mục tiêu chương trình chung cho cả tổ chức được xây dựng tập trung, sau đó được dịch sang chương trình tương ứng của khu vực. Chúng tôi muốn tiến tới thiết lập một ban điều phối quốc tế của tổ chức.

Với mục tiêu này, VECO sẽ thành lập Quỹ Lợi ích Cộng đồng cùng với tổ chức phi lợi nhuận được quản lý bởi một ban giám đốc quốc tế, một nhóm các chi nhánh có văn phòng khu vực được đại diện bởi các bên liên quan tại địa phương, và một đội ngũ quản lý quốc tế bao gồm các giám đốc chương trình của VECO ở các khu vực khác nhau. Đội ngũ dự án quốc tế sẽ làm việc trên những chủ đề cụ thể vì các mục tiêu chung và chia sẻ kinh nghiệm; văn phòng quốc tế sẽ đóng vai trò hỗ trợ (về mặt tài chính, truyền thông, chương trình, v.v.). Trong thời gian tới văn phòng sẽ được đặt tại Bỉ, tuy nhiên điều này có thể thay đổi vì các đồng nghiệp từ những văn phòng khu vực khác nhau cũng sẽ dần tham gia. Chương trình ở Bỉ sẽ trở thành một trong những chương trình của vùng, cùng cấp độ với các VECO khác như VECO khu vực Andes, Tây Phi, Indonesia, v.v.

4. Cơ hội mới để xin tài trợ

Hiện tại, VECO hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ chính phủ Bỉ. Các chính phủ hay tổ chức khác thường bày tỏ mong muốn hỗ trợ trực tiếp chương trình của chúng tôi mà không thông qua một pháp nhân nào của Bỉ. Vì sao lại như vậy? Ví dụ, một quỹ của Australia muốn tài trợ cho chương trình của chúng tôi ở Indonesia sẽ chuyển tiền cho một tài khoản ngân hàng của Bỉ, và không trực tiếp thông qua văn phòng ở Indonesia? Với cơ cấu mới, điều này là hoàn toàn khả thi. Các tiêu chuẩn và kiểm soát chất lượng báo cáo tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục được đảm bảo bởi ban tài chính quốc tế.

Nhìn chung, VECO sau khi thay đổi cơ cấu sẽ:

  • Là một tổ chức toàn cầu thực sự với ban quản trị/quản lý quốc tế;
  • Có 8 văn phòng khu vực làm việc độc lập, cùng hướng về những tầm nhìn, giá trị và chiến lực chung của tổ chức mạng lưới. Chúng tôi vẫn sẽ là một tổ chức.
  • Có cơ cấu tổ chức ‘phẳng’ hơn, với các dự án quốc tế được điều phối bởi nhiều khu vực;
  • Tích cực hơn trong quan hệ hợp tác và trao đổi giữa các đồng nghiệp trên toàn thế giới;
  • Là một tổ chức ít phụ thuộc hơn vào nguồn hỗ trợ từ chính phủ Bỉ.

Bạn có câu hỏi?

Hãy liên hệ với Madeleine (madeleine.tsimi [at] veco-ngo.org) hoặc Chris (chris.claes [at] veco-ngo.org)