Thu nhập của nông hộ trồng chè tại các tỉnh phía bắc tăng 30% nhờ thực hành quản lý đất bền vững

Thu nhập của nông hộ trồng chè tại các tỉnh phía bắc tăng 30% nhờ thực hành quản lý đất bền vững

15/03/2018
Charlotte Flechet
Charlotte Flechet
Good Food For Cities programme director

Rikolto và Rainforest Alliance chung tay làm giảm suy thoái đất trồng chè

Để giải quyết những vấn đề trên, Rainforest Alliance với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Môi trường toàn cầu GEF (UNEP) đã khởi động một dự án kéo dài 4 năm mang tên “Quản lý bền vững sinh thái ngành chè”. Trải khắp Darjeeling (Ấn Độ), Assam (Ấn Độ), Sri Lanka, Vân Nam (Trung Quốc) và miền múi phía bắc Việt Nam, dự án hướng tới làm giảm suy thoái đất trong sản xuất chè ở châu Á thông qua tập huấn nông dân và công ty chè áp dụng thực hành quản lý đất bền vững, và vận động các nhà lãnh đạo trong ngành chè và chính quyền lồng ghép các thực hành này vào việc kinh doanh và chính sách của họ. Tiếp nối thành công của dự án chứng nhận Rainforest Alliance năm 2013 – 2015, Rikolto đảm nhận vai trò là điều phối quốc gia của dự án từ tháng 12/2015.

Ngoài việc giảm tính dễ bị tổn thương của nông dân và cải thiện sinh kế bền vững, dự án hướng tới đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường như khôi phục độ phì của đất, bảo tồn nước và đất, giảm phát thải khí nhà kính, tăng tích tụ carbon, bảo tồn đa dạng sinh học và tăng cường dịch vụ sinh thái trong các khu vực cảnh quan sản xuất chè.

Xây dựng năng lực địa phương trong sản xuất chè bền vững

Nhằm đảm bảo việc thực hành của nông dân và tính bền vững trong bối cảnh địa phương, dự án đã tiến hành tổng hợp các kiến thức bản địa về quản lý đất bền vững. Những thực hành chống xói mòn đất và giữ độ phì của đất được tài liệu hóa và chia thành 8 chủ đề trong chương trình tập huấn của dự án.

Bằng phương pháp tập huấn tiểu giảng viên (ToT), Rikolto đã đào tạo 23 cán bộ của các hợp tác xã, công ty chè và cơ quan nhà nước để họ tập huấn cho nông dân trồng chè ở Yên Bái, Lai Châu và Thái Nguyên. Tổng cộng 3182 nông dân đã được đào tạo về sản xuất chè bền vững bằng phương pháp Lớp học hiện trường (Farmer Field School – FFS) dưới sự giám sát của Rikolto. Cách tiếp cận này được đánh giá cao vì có thể thúc đẩy việc học tập thực nghiệm và trao quyền cho nông dân thực hành quản lý hệ sinh thái nông nghiệp nâng cao. Rikolto đã thiết lập một mô hình trình diễn với mục đích đào tạo và thiết kế một tài liệu phát tay cho khoảng 4000 nông dân và tóm tắt kiến thức về thực hành quản lý đất bền vững.

Chương trình đào tạo tập trung vào 8 chủ đề chính:

  1. Thiết kế nương chè để chống xói mòn;
  2. Xen canh chè chưa khép tán với cây cố định đạm nhằm tăng độ phì cho đất và tăng thu nhập cho nông dân;
  3. Thiết lập băng xanh để duy trì độ ẩm cho đất và tạo môi trường sống cho thiên địch trên cây chè;
  4. Tạo lớp che phủ thực vật để giảm lượng đất mặt bị xói mòn và giảm nhu cầu sử dụng phân bón hóa học;
  5. Ép xanh làm tăng lượng mùn;
  6. Trồng cây che bóng để giữ nhiệt độ và độ ẩm ổn định;
  7. Tủ phân nhằm tăng dinh dưỡng cho đất; và
  8. Tủ gốc.

Trong quá trình tập huấn, VECO đã thực hiện 12 chuyến giám sát để đánh giá giảng viên khi đào tạo về sản xuất chè bền vững cho nông dân thông qua một công cụ bao gồm các chỉ số đánh giá hiệu quả giảng dạy. Trong trường hợp chỉ số cho kết quả thấp, giảng viên sẽ được góp ý ngay nhằm cải thiện chất lượng dạy và học.

Kết quả chính và bài học kinh nghiệm: sản xuất bền vững nâng cao thu nhập cho nông dân

Các phân tích của dự án cho thấy việc áp dụng thực hành quản lý đất bền vững đã làm giảm lượng hóa chất sử dụng và cải thiện chất lượng chè búp tươi, từ đó giúp tăng giá chè. Nhờ vậy, thu nhập trung bình của các nông hộ ở Lai Châu, Yên Bái và Thái Nguyên đã tăng thêm 30%.

Một số thách thức khiến cho việc nhân rộng các thực hành được dự án thúc đẩy trở nên khó khăn: thiếu lao động trong khi các thực hành được khuyến nghị lại yêu cầu nhiều công lao động, tư duy ngắn hạn của một số nông dân hay sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học thay vì thuốc trừ cỏ tự nhiên, khó khăn khi bón phân ủ ở vùng đất dốc, sự thiếu vắng các chính sách hỗ trợ cải thiện cảnh quan ngành chè và thói quen canh tác cũ đã ăn sâu vào người nông dân. Tuy nhiên, nhìn chung dự án vẫn thành công nhờ các yếu tố sau đây:

  • Việc áp dụng các thực hành được tổng hợp từ kiến thức bản địa giúp đảm bảo tính bền vững của các thực hành này trong bối cảnh của địa phương;
  • Các thực hành không quá khó áp dụng nếu xét từ góc độ kỹ thuật. Mặc dù tốn công lao động những những thực hành này không hề tốn kém và dễ thực hiện;
  • Mối quan hệ sẵn có giữa nông dân và các công ty chè tham gia dự án, cũng như sự cam kết của các công ty này đối với dự án giúp tạo và duy trì động lực để nông hộ chè tham gia;
  • Sự tham gia của các bên liên quan (cơ quan nhà nước, công ty chè và nông dân) từ giai đoạn lập kế hoạch và sự bảo tồn kiến thức bản địa đã thúc đẩy tính cam kết và sự tuân thủ thực hành của nông dân;
  • Kiến thức của nông dân về nhu cầu của thị trường đối với chè chất lượng cao hơn khiến họ ý thức được rằng cần phải thay đổi tập quán canh tác để có thể đáp ứng nhu cầu đó.

Dự án cũng mang lại lợi ích cho các công ty chè khi họ có thể cung ứng chè chất lượng cao hơn cho thị trường châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan và Nga so với các công ty khác.

Nhờ tủ gốc, tôi hái thêm được một lứa chè vì đất ẩm hơn và giàu dinh dưỡng hơn.

Bà Nguyễn Thị Thành Nông dân trồng chè tại Nghĩa Lộ, Yên Bái

Kết quả nhân rộng

Ngoài việc khuyến khích nông dân áp dụng các thực hành quản lý đất bền vững, dự án cũng vận động chính quyền cấp tỉnh và cấp trung ương lồng ghép những thực hành này vào chính sách và việc hoạch định chính sách. Ngày 26-27/12/2017, Rikolto đã tổ chức một hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm và lập kế hoạch nhân rộng thực hành quản lý đất bền vững. Hội thảo diễn ra ở Lai Châu với sự tham gia của đại diện Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS), Rainforest Alliance, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu, Thái Nguyên và các công ty chè. Sau khi tham quan mô hình trình diễn và quan sát một số kết quả của dự án, người tham gia đã lập kế hoạch nhân rộng các thực hành trong tỉnh của họ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên sẽ chuyển 1 tỷ đồng cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thái Nguyên để nhân rộng một số thực hành bảo tồn đất nhất định. Một bản tóm lược chính sách về việc lan rộng các thực hành ở cấp quốc gia đã được Ủy ban Điều phối Chè bền vững quốc gia trình bày trước Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Dự án sẽ kết thúc vào tháng 3/2018 nhưng các tác động của dự án được kỳ vọng sẽ kéo dài nhiều năm nữa. Một nông dân cho biết: “Nhờ tủ gốc, tôi hái thêm được một lứa chè vì đất đã giàu dinh dưỡng hơn và giữ được ẩm”.

Để xây dựng đội ngũ giảng viên, các công ty đã cử cán bộ trẻ tham gia tập huấn, từ đó làm quen với các công việc của một tập huấn viên, đáp ứng nhu cầu mở rộng vùng nguyên liệu, hoặc thay thế những cán bộ rời khỏi công ty.

Bạn muốn có thêm thông tin?

Hoang Thanh Hai
Hoang Thanh Hai
Vegetable and Tea Programme Coordinator
+84-24 6258 3640/41 - ext. 32

Từ năm 2016, hơn 3180 nông hộ trồng chè ở một số tỉnh phía bắc đã được VECO (Rikolto) tập huấn về các thực hành quản lý đất bền vững. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ dự án “Quản lý bền vững sinh thái ngành chè” do tổ chức Rainforest Alliance tài trợ. Những kết quả ban đầu cho thấy thu nhập của nông hộ trồng chè đã tăng 30% nhờ giảm sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học và giá chè tăng do chất lượng lá chè được cải thiện. Chè là một trong những loại đồ uống được ưa chuộng ở Việt Nam và phổ biến hai trên thế giới. Tuy nhiên, ngày càng có ít nông dân Việt Nam mong muốn đầu tư vào chè do sự đi xuống của giá chè trong thập kỷ vừa qua. Sản xuất chè ở Việt Nam tập trung ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc, hai khu vực có rủi ro cao về an ninh lương thực và suy thoái đất. Vấn đề xói mòn đất hiện nay đang trở nên nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng chè gia tăng, từ đó tạo thêm áp lực cho đất canh tác vốn đã nghèo dinh dưỡng. Việc sử dụng phân bón và thuốc trừ cỏ hóa học khiến sức khỏe của đất giảm sút và làm phương hại danh tiếng của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế, từ đó dẫn đến giá chè nông dân bán bị giảm xuống. Các biện pháp bảo tồn đất có thể giúp làm giảm áp lực lên các khu vực sản xuất chè, tuy nhiên, những biện pháp này chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.