Thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Quốc tế của Rikolto về Thành phố Thực phẩm Thông minh

Thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Quốc tế của Rikolto về Thành phố Thực phẩm Thông minh

12/03/2018

Từ ngày 29/1 đến ngày 4/2/2018, đại diện từ 6 văn phòng Rikolto khu vực và quốc tế đã thảo luận để lập kế hoạch chương trình Thành phố Thực phẩm Thông minh của Rikolto Quốc tế trong vòng bốn năm tới.

Mạng lưới Các thành phố Thực phẩm Thông minh của Rikolto đã được khởi xướng bên lề Hội nghị Liên hợp quốc về Nhà ở và Phát triển Đô thị Bền vững (Habitat III) vào tháng 10/2016 ở Quito. Ngay sau đó, các thành phố Solo (Indonesia), Đà Nẵng (Việt Nam) và Arusha (Tanzania) đã tham gia cùng với các thành viên sáng lập Quito (Ecuador), Tegucigalpa (Honduras) và Ghent Bỉ) và trở thành mạng lưới với các nước thuộc 4 châu lục. Các thành phố này đang làm việc với 6 văn phòng khu vực của Rikolto để triển khai các chính sách và thực tiễn đóng góp cho hệ thống thực phẩm công bằng, bền vững và lành mạnh. Để làm được điều này, Mạng lưới thành Phố Thực Phẩm Thông Minh đang áp dụng cách tiếp cận ba cấp độ:

  • Cấp độ 1- thử nghiệm: Phát triển và phổ biến các thực tiễn đổi mới và có khả năng mở rộng quy mô ở cấp thành phố (nông thôn và đô thị) nhằm góp phần vào các hệ thống thực phẩm bền vững, công bằng và lành mạnh.

  • Cấp độ 2 - Từ thành phố đến thành phố: Thúc đẩy quá trình chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau giữa các thành phố dưới sựhợp tác chặt chẽ với các Mạng lưới Quốc tế như Mạng lưới Thành phố Thực phẩm.

  • Cấp độ 3 - Chương trình nghị sự quốc tế: Đóng góp vào xây dựng cơ sở vận động chính sách cho các thành phố, đặc biệt là Kế hoạch Hành động Milan, Chương trình Đô thị Mới và Mục tiêu Thiên niên kỷ.

Năm lĩnh vực ưu tiên

Mục tiêu của hội thảo là lập ra một chương trình chung giữa 6 văn phòng khu vực của Rikolto dựa trên đánh giá thực tế về hợp tác giữa Rikolto và các đối tác có thể mang lại thay đổi gì để hướng tới các hệ thống thực phẩm bền vững hơn, có tính đến bối cảnh không gian và lãnh thổ.

Dựa trên những phân tích về bối cảnh và đánh giá nhu cầu của địa phương, mỗi thành phố và văn phòng khu vực đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên của mình trong bốn năm tới. Tại Tegucigalpa, thành phố đang hướng tới cung cấp thực phẩm cho các trường học để đảm bảo trẻ em được tiếp cận với thực phẩm an toàn, chất lượng.. Tại Arusha, quản lý an toàn thực phẩm dựa trên rủi ro được xác định như một biện pháp cần thiết để giải đáp mối quan tâm của người tiêu dùng về sự an toàn rau quả. Tại Quito, nỗ lực tập trung vào phát triển chính sách lương thực địa phương, xây dựng năng lực hợp tác xã để cung cấp thực phẩm an toàn và xây dựng mối quan hệ kinh doanh có lợi đối với các công ty. Tại Solo, giảm thiểu lãng phí thực phẩm và đầu tư vào gạo hữu cơ cho người tiêu dùng có thu nhập thấp được xác định là ưu tiên hàng đầu của chính quyền địa phương. Tại Ghent, xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thực phẩm địa phương, đặc biệt là cung cấp thực phẩm bền vững và lành mạnh cho các trường học. Cuối cùng, tại Đà Nẵng, trọng tâm là nâng cao khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đối với thực phẩm an toàn, đưa Hệ thống Cùng tham gia Đảm bảo chất lượng sản phẩm (PGS) vào sản xuất rau an toàn và xây dựng chuỗi giá trị lương thực bền vững.

Sau khi xác định can thiệp của từng văn phòng đại diện tại các thành phố đối tác tương ứng, năm vấn đề được đặt ra hay chính là mối quan tâm chung của các thành phố:

  1. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn và bền vững,
  2. Cải thiện an toàn thực phẩm,
  3. Tăng cường quản lý vận hành chính sách thực phẩm địa phương,
  4. Đưa thực phẩm lành mạnh và bền vững đến với các trường học, và
  5. Thúc đẩy môi trường thuận lợi ở cấp thành phố cho mối quan hệ kinh doanh bao trùm giữa người nông dân và người mua.

Tiến trình hoạt động

Vào năm 2018 và 2019, các văn phòng khu vực của Rikolto và thành phố đối tác sẽ tập trung vào khởi động và tăng cường các hoạt động cụ thể ở cấp độ thí điểm. Dựa trên các lĩnh vực ưu tiên riêng của từng thành phố, hoạt động bao gồm:

  • Đánh giá hệ thống thực phẩm và chính sách của các thành phố nhằm cung cấp thông tin cho các hoạt động can thiệp và xây dựng chính sách trong tương lai,
  • Tiến hành nghiên cứu khả thi để phát triển các mô hình thí điểm cung cấp thực phẩm an toàn tại các thị trường truyền thống,
  • Xây dựng chính sách mua sắm công nhằm liên kết các nhà sản xuất thực phẩm chất lượng tại địa phương với các trường học,
  • Tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tầm quan trọng của thực phẩm an toàn, bền vững và cách giảm thiểu lãng phí thực phẩm,
  • Tạo điều kiện phát triển mối quan hệ kinh doanh bao trùm giữa hộ nông dân và các siêu thị,
  • Hỗ trợ các tổ chức nông dân đạt chứng nhận về thực phẩm được sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, và
  • Xây dựng năng lực của các nhóm người tiêu dùng để phổ biến kiến thức về vấn đề liên quan đến thực phẩm cũng như ủng hộ quyền của người tiêu dùng đối với thực phẩm an toàn và chất lượng.

Hoạt động học hỏi giữa các đối tác thực hiện sẽ tập trung vào tư liệu hóa những thực tiễn hiệu quả nhất và chia sẻ các bài học kinh nghiệm. Cùng với các đối tác khác, chúng tôi sẽ hỗ trợ trao đổi giữa các thành phố về nhiều vấn đề như làm thế nào để thành lập Hội đồng Chính sách Thực phẩm và các diễn đàn đa bên để tăng cường quản lý địa phương, phương pháp đánh giá hệ thống thực phẩm, các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, thực phẩm trong quy hoạch thành phố và làm thế nào để thu hút người tiêu dùng một cách hiệu quả nhằm đảm bảo quyền của họ đối với thực phẩm lành mạnh.

Ở cấp độ quốc tế, chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của Rikolto về hỗ trợ các thành phố trong năm lĩnh vực ưu tiên đã đề cập ở trên. Chúng tôi cũng sẽ tham gia tích cực vào đối thoại và hội thảo quốc tế bằng cách chia sẻ những bài học rút ra từ chính hoạt động của mình ở cấp độ thí điểm nhằm mục đích mở rộng ảnh hưởng đến chương trình nghị sự quốc tế về tính bền vững hơn trong ngành thực phẩm và cân bằng hơn giữa nông thôn và thành thị.

Tăng cường quan hệ đối tác ở tất cả các cấp độ

Không dễ dàng để một mình đạt được mục tiêu. Bởi vậy, Rikolto hướng tới hợp tác với các tổ chức và mạng lưới quốc tế như Trung tâm Phát triển Nông thôn Mỹ La-tinh (RIMISP), Chương trình Đô thị của FAO, Quỹ RUAF, ICLEI, và Mạng lưới Thành phố Thực phẩm để chia sẻ các phương pháp, các thực tiễn hiệu quả nhất và thành phần tham gia để nâng tầm ảnh hưởng đến chương trình nghị sự quốc tế.

Quan hệ đối tác cũng rất quan trọng để thúc đẩy những thay đổi ở cấp độ địa phương. Đây là lý do mà các văn phòng khu vực của Rikolto sẽ hỗ trợ thiết lập và tạo điều kiện cho các diễn đàn đa bên thảo luận về các vấn đề liên quan đến tính bền vững của thực phẩm địa phương. Diễn đàn đã hoạt động này ở Tegucigalpa và Quito, ở đó văn phòng khu vực của Rikolto khởi động các diễn dàn này .

Liên hệ

Hoang Thanh Hai
Hoang Thanh Hai
Vegetable and Tea Programme Coordinator
+84-24 6258 3640/41 - ext. 32