Hợp tác với các thành phần tư nhân để củng cố các doanh nghiệp đối với chuỗi giá trị gạo bền vững

Hợp tác với các thành phần tư nhân để củng cố các doanh nghiệp đối với chuỗi giá trị gạo bền vững

21/03/2019

Giải quyết các vấn đề về chất lượng và truy xuất nguồn gốc

Gạo Việt Nam có chất lượng thấp và không ổn định. Trên thị trường xuất khẩu, chất lượng của gạo Việt Nam không cao bằng các nước khác trong khu vực sông Mekong.

Hạt gạo ở Việt Nam thường có giá trị thấp hoặc trung bình, trong khi các nước lớn hơn chủ yếu là gạo thơm. Mặt hàng xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là gạo trắng, đó cũng chính là phần thấp nhất của gạo xuất khẩu trên thế giới và dễ dàng xâm nhập vào các nước có thu nhập thấp. Tuy nhiên, do nổi tiếng với bán gạo chất lượng thấp và thiếu thương hiệu riêng của mình, gạo Việt Nam đang liên tục bán với mức giá thấp sang các thị trường xuất khẩu cũng như ở giai đoạn tìm nguồn cung ứng từ nông dân.

Thái Thị Minh Điều phối viên chương trình Lúa Gạo – Rikolto tại Việt Nam

Gạo Việt Nam cũng đang đối mặt với vấn đề truy xuất nguồn gốc. Các công ty gạo phụ thuộc rất nhiều vào môi giới gạo, do đó làm cho việc tìm lại nguồn gốc của gạo trở nên khó khăn, và giảm chất lượng gạo.

Các nhà máy chế biến và công ty xuất khẩu đã ngày càng quan tâm đến việc kí kết hợp đồng với các nhóm nông dân, đặc biệt là nguồn gạo chất lượng cao cho cả thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, những loại hợp đồng này thường chỉ có lợi cho các nhà máy chế biến và công ty.

Lê Tuấn Cán bộ chương trình Lúa Gạo – Rikolto tại Việt Nam

Hơn nữa, việc trồng lúa ở Việt Nam chủ yếu là với các hộ nông dân có diện tích gieo trồng thường là một phần tư, hoặc một phần sáu của diện tích canh tác lý tưởng. Với xu hướng thâm canh, sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, cũng như thiếu kiến thức cần thiết để sản xuất gạo chất lượng cao, các hộ nông dân đang phải đấu tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng gạo trên thị trường. “Bên cạnh những thách thức liên quan đến lĩnh vực sản xuất nhỏ và thiếu kỹ năng tổ chức, họ cũng còn có tiếng nói yếu trong cuộc đàm phán. Điều này khiến họ trở thành các nhân vật dễ tổn thương nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo.” Bà Minh chia sẻ.

Kinh doanh bao trùm như một giải pháp để giải quyết các vấn đề

Vào năm 2017, Rikolto bắt đầu một chương trình mới mang tên “Sự phát triển bền vững và chuỗi giá trị gạo cho các hộ nông dân sản xuất tại Việt Nam” ở Đồng Tháp và An Giang, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kinh doanh bao trùm là chiến lược can thiệp quan trọng dựa trên nguyên tắc “win-win plus”. Rikotlo và các đối tác thực hiện của chúng tôi tạo điều kiện cho sự tham gia và tăng cường lợi ích của tất cả các đối tác trong quan hệ kinh doanh. Chúng tôi xem kinh doanh bao trùm như quan hệ đối tác thương mại dựa trên các yếu tố tư nhân của chuỗi giá trị, chẳng hạn như các doanh nghiệp, tổ chức nông dân và người tiêu dùng để sản xuất và quảng bá các sản phẩm gạo, cung cấp tài nguyên và nhân lực đầu tư cho sản xuất gạo. Quan hệ đối tác toàn diện thúc đẩy sự hội nhập và tham gia của nông dân, đặc biệt các hộ nông dân sản xuất, và các tổ chức của họ vào chuỗi giá trị và tăng cường lợi ích lẫn nhau từ sự tham gia của họ, xét đến việc bình đẳng giới tính. Quan hệ đối tác toàn diện cũng tăng cường cam kết của nhà sản xuất và các doanh nghiệp để cung cấp thực phẩm “an toàn và lành mạnh” ra các thị trường nhằm cải thiện việc người tiêu dùng tiếp cận thực phẩm an toàn.

Sự tham gia của các đối tác tư nhân hợp tác kinh doanh bao trùm

Cuối năm 2018, Rikolto ký kết biên bản thỏa thuận song phương với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Tháp (Sở NN & PTNT Đồng Tháp ) để hỗ trợ các tổ chức nông dân với các kỹ thuật về trồng lúa bền vững bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững (viết tắt là SRP).

Tiêu chuẩn SRP là gì ?

Tiêu chuẩn SRP, một sáng kiến của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) tạo thành từ hơn 80 thành viên tổ chức gần đây đã thông qua một tiêu chuẩn cho sản xuất lúa gạo bền vững. Tiêu chuẩn này bao gồm 41 yêu cầu, còn được gọi là 41 tiêu chí SRP được cấu trúc dưới 8 chủ đề: •

  • Quản lý trang trại: tập trung vào việc xây dựng năng lực cho nông dân trồng lúa về mặt kỹ thuật và kỹ năng quản lý khác.
  • • Cấy ghép: tập trung canh tác theo phương pháp an toàn cho đất, bảo toàn sự đa dạng sinh học và thiên nhiên, cũng như giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • • Sử dụng nước: xây dựng hệ thống tưới tiêu và nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong hoàn cảnh khan hiếm nước.
  • • Quản lý dinh dưỡng: áp dụng hệ thống tự nhiên để nâng cao độ phì nhiêu của đất và làm giảm việc sử dụng các loại phân bón hóa học.
  • • Quản lý dịch hại: áp dụng hệ thống quản lý thân thiện với sinh thái để ngăn cỏ dại, côn trùng, sâu bệnh, nhuyễn thể và phòng ngừa rủi ro an toàn thực phẩm.
  • • Thu hoạch và sau thu hoạch: tập trung vào kỹ thuật làm khô và bảo quản, nhấn mạnh về an toàn thực phẩm, giữ chất dinh dưỡng ở mức cao nhất, cũng như quan tâm đến xử lí rơm rạ.
  • • Sức khỏe và an toàn: để đảm bảo điều kiện an toàn lao động cho nông dân, cộng với xử lí rác theo cách hợp sinh thái thân thiện môi trường, và lưu trữ xử lý vỏ chai thuốc trừ sâu,
  • • Quyền lao động: để đảm bảo quyền lợi làm việc của người nông dân, không có sự phân biệt liên quan tới giới tính, chủng tộc, quốc gia, hoặc tôn giáo.

Nguồn: Tiêu chuẩn về trồng lúa bền vững – Phiên bản 2.0 ( phiên bản cập nhật được phát hành vào tháng 2 năm 2019).

Diễn Đàn Lúa Gạo Bền Vững

Tân Bình, hợp tác xã của nông dân có trụ sở tại tỉnh Đồng Tháp, gia nhập chương trình gạo Rikolto vào năm 2018. Đây cũng là thời gian khởi đầu cho vụ mùa Đông – Xuân. Để chuẩn bị cho vụ mùa, hợp tác xã nông dân phải chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đất và nước. Điều này đảm bảo rằng người nông dân đang làm theo các kỹ thuật SRP.

Nông dân cũng được đào tạo từ công ty Tân Hồng - thành viên của Tập đoàn Lộc Trời – tập đoàn gạo hàng đầu Việt Nam – về gạo SRP. Khóa học được tổ chức bởi Sở NN & PTNT Đồng Tháp – đối tác thực hiện của Rikolto. Sở NN & PTNT Đồng Tháp tiến hành khảo sát SRP đợt đầu cũng như các cuộc khảo sát thường xuyên ở giữa và cuối vụ mùa để kiểm tra có bao nhiêu tiêu chí nông dân đáp ứng. Sau đó, Tân Hồng sẽ tiến hành phân tích chất lượng lúa ở giai đoạn mua từ nông dân để kiểm tra việc sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn dự kiến. Một đóng góp đáng chú ý từ Tập đoàn gạo hàng đầu là việc hỗ trợ tài chính để : (1) mua quần áo bảo hộ cá nhân cho nông dân, (2) thu nhập các chất thải và chai thuốc trừ sâu, (3) xử lý / hoặc tái chế chất thải thuốc trừ sâu. 50 hố rác đang được xây dựng với sự giúp đỡ của Rikotlo. Sự hợp tác này gắn sát với tiêu chí 36 (trong tổng số 41 tiêu chí) đề cập về quản lý dịch hại để đảm bảo điều kiện sức khỏe và an toàn.

Mặt khác, vào tháng 12 năm 2018, Tập đoàn Phoenix – một trong những tập đoàn thương mại gạo hàng đầu thế giới – đã thiết lập thỏa thuận ban đầu (hợp đồng sơ bộ) với 2 hợp tác xã nông dân ở Đồng Tháp để mua trực tiếp gạo SRP.

Thỏa thuận giữa Phoenix và hai hợp tác xã đạt được trong bối cảnh Phoenix cho thấy rằng chúng tôi sẳn sàng đầu tư trong mối quan hệ sản xuất – tiêu thụ với nông dân.Nông dấn sẽ bán gạo trong toàn bộ khu vực canh tác của họ, chứ không phải một số lượng cố định. Phoenix sẽ đầu tư vào mua hạt giống cho cây trồng trong tương lai, và trả nông dân với mức giá tương đương với giá bán trên thị trường.

Trần Hoàng Anh Điều phối viên Chương trình Phát triển Bền vững - Tập đoàn Phoenix

Mùa vụ Đông 2018 – Xuân 2019 được coi là vụ trồng thử nghiệm đầu tiên cho Phoenix để kiểm tra các mô hình đầu tư và cũng là cơ hội để nông dân để bắt đầu giành được quyền sở hữu trong việc chủ động chế biến và bán các sản phẩm gạo của họ.

Cả Phoenix Global và Tập đoàn Lộc Trời đã cho thấy mối quan tâm ban đầu và những nỗ lực làm việc với nông dân trực tiếp thay cho hệ thống thu mua truyền thống thông qua các nhà môi giới gạo. Đây là một bước tiến lớn với mong muốn tang cường sự tham gia của các thể chế tư nhân trong chuỗi giá trị gạo. Điều này giúp thúc đẩy nông dân trong việc việc tiếp cận thị trường, và tăng cường sự ổn định trong sản xuất lúa gạo, là 2 yếu tố được kỳ vọng sẽ trở nên tốt hơn trong vài năm tới.

Điều này sẽ, đồng thời, giúp nông dân tham gia vào mối quan hệ cùng có lợi với các thành phần tư nhân – trong đó tất cả họ đều hưởng lợi ích về mặt tài chính và tất cả họ là một phần của quá trình chia sẻ thông tin và ra quyết định – để thiết lập chuỗi cung ứng bền vững hướng đến năm 2021.