Chương trình Lúa gạo – Rikolto tại Việt Nam – Để hiểu hơn về cam kết giá trị

Chương trình Lúa gạo – Rikolto tại Việt Nam – Để hiểu hơn về cam kết giá trị

25/03/2019

Việt Nam là đất nước có lợi thế đặc biệt thuận lợi để sản xuất lúa gạo. Ở thời điểm hiện tại, ngành gạo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, và vùng đất canh tác lúa gạo chiếm khoảng 82% đất canh tác ở Việt Nam, theo như thông kê của IRRI (Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế). Khoảng 52% gạo của Việt Nam được sản xuất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và 18% khác được sản xuất ở đồng bằng sông Hồng, ở đây thì có diện tích các mẩu đất trồng lúa thường là nhỏ hơn. Khi mà diện tích mẩu lý tưởng thường là khoảng 2-3 héc ta, thì diện tích canh tác trung bình của nông dân lúa gạo Việt Nam thường vào khoảng ½ héc ta.

Hơn 15 triệu nông dân hộ nhỏ mưu sinh bằng nghề trồng gạo ở Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long, nhưng số hộ nông dân có thể kiếm sống bằng lúa gạo đang ngày càng giảm đi. Theo Oxfam, ở tỉnh An Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một hộ nông dân trung bình chỉ kiếm được khoảng hơn 2 triệu một tháng từ việc trồng lúa, tương đương 1/5 số tiền nông dân trồng cà phê kiếm được hàng tháng ở vùng cao nguyên Việt Nam (Thời Báo Kinh Tế, 2014).

Thị trường gạo biến đổi liên tục, do sự cạnh tranh từ các nước sản xuất gạo mới nổi, cộng thêm nhu cầu gạo chất lượng cao đang ngày càng tăng xuất phát từ người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đồng thời cũng có những thay đổi nhất định đến từ các cộng đồng trồng lúa gạo, bao gồm việc thay thế diện tích canh tác lúa nhỏ lẻ sang sử dụng các mô hình thủy canh, hoặc việc chuyển đổi lao động từ nghề trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng sang ngành nghề khác. Các lao động trẻ không còn xem nghề trồng lúa gạo như là một nghề nghiệp ổn định, và họ có xu hướng di cư lao động sang thành phố khác. Điều này đe dọa đến dân số trồng lúa gạo trong những những năm tiếp theo.

Một yếu tố khác cũng đang đe dọa đến nghề trồng lúa là biến đổi khí hâu. Với những cơn lũ bất thường, hoặc sự khan hiểm về nước, biến đổi khí hậu dẫn đến việc trồng lúa kém năng suất hoặc thất bát mùa màng. Việc hủy bỏ chính sách quy định các công ty mua lúa gạo trực tiếp từ nông dân, cộng thêm việc các công ty chế biến gạo tư nhân mở rộng quy mô và ký kết với nông dân, dẫn đến nhu cầu giúp đỡ nhiều hơn về mặt hợp tác đa phương giữa các nhân tố khác nhau trong chuỗi giá trị gạo.

Nhằm mục đích tháo gỡ những vấn đề đã được đề cập ở trên, Rikolto cùng với chương trình lúa gạo 5 năm của mình, đã tập trung vào nhân rộng các mô hình kinh doanh bao trùm hướng tới phát triển lúa gạo bền vững ở khắp ngành gạo Việt Nam, từ năm 2017 đến 2021. Để hiểu sâu hơn bằng cách nào mà Chương trình Lúa gạo đang đặt mục tiêu giúp đỡ ngành trồng lúa gạo ở Việt Nam hiện tại, chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn nội bộ ngắn với Tiến sĩ. Thái Thị Minh – Giám đốc vùng – Điều phối chương trình Lúa gạo – Rikolto tại Việt Nam – về ý nghĩa ẩn đằng sau của Cam Kết Giá Trị về Gạo của Rikolto.

Câu hỏi (Q): Đâu là lý do để chúng ta áp dụng Tiêu chuẩn của Diễn đàn Lúa gạo Bền Vững (SRP) vào chương trình của chúng ta?

Tiến sĩ Minh – Trả lời (A): Hầu như ở mỗi khu vực trong chương trình lúa gạo đều có mô hình thí điểm trồng lúa SRP. Và với điều này, chúng ta đang giúp góp phần tạo nên ảnh hưởng toàn cầu của Chương trình Lúa gạo Rikolto quốc tế.

Q: Tại sao lại cần thiết phát triển thương hiệu lúa gạo SRP cho thị trường nội địa?

A: Đầu tiên, nó gắn liền với quản lý an toàn thực phẩm. Nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao của người tiêu dùng đang ngày càng tăng. Trong khi đó, danh tiếng về chất lượng gạo ở trong nước thì không được cao do việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và các hóa chất, điều này dẫn đến việc lượng hóa chất dư thừa cao trong gạo của Việt Nam. Vì vậy, việc phát triển một thương hiệu lúa gạo SRP cho thị trường nội địa sẽ tăng khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đến với thực phẩm an toàn. Thứ hai là, với việc sản xuất gạo SRP, chúng ta muốn hướng đến giảm việc phát ra khí thải hiệu ứng nhà kính, điều này sẽ giảm tác động biến đổi khí hậu gây ra từ việc trồng lúa gạo. Và cuối cùng, việc sản xuất lúa gạo SRP có thể thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và thanh niên vào chuối giá trị lúa gạo thông qua việc áp dụng các kỹ thuật cải tiến để trồng lúa.

Q: Chị có đề cập đến người trẻ, vậy thì tại sao giới trẻ nên được gộp vào chuỗi giá trị gạo?

A:Có hai lý do cho việc này. Đầu tiên, nông dân, đặc biệt là nông dân trồng lúa gạo, đang ngày một già đi. Ngày càng có nhiều nông dân lớn tuổi làm việc trên đồng nhưng mà trong hầu hết các trường hợp, chúng ta hiếm khi thấy người trẻ tham gia. Vì thế để có được sự sản xuất lúa gạo bền vững, chúng ta cần nhìn thấy nhiều hơn nữa sưu tham gia từ người trẻ vào ngành lúa gạo trong tương lai. Việc bao gồm giới trẻ nên được đẩy mạnh. Thứ hai là, những người trẻ đã và đang tham gia vào chuỗi gạo ở thời điểm hiện tại, họ cũng đang dần trở nên già đi, vì vậy có thể cho rằng họ sớm sẽ bị loại khỏi danh sách những người trẻ. Điều quan trọng hơn là tính lơi thế thâm niên trong chuỗi gạo thì khá là cao, vì thế tiếng nói của những người nông dân trẻ không được xem trọng, và phần lớn các cơ hội không được trao cho họ.

Q:Tại sao và bằng cách nào Rikolto đang áp dụng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào việc sản xuất lúa gạo?

A: Lý do, là bởi vì ngành gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang là nạn nhân của việc biến đổi khí hâu. Đồng thời, việc trồng lúa cũng là một trong các yếu tố góp phần làm biến đổi khí hâu. Đó là hai nguyên nhân chính lý giải vì sao chúng ta cần áp dụng các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu vào việc sản xuất lúa gạo. Và làm thế nào để giải quyết các vấn đề đó, việc thúc đẩy SRP cũng là một cách. SRP có nhiều thực hành có thể giúp vấn đề này. SRP có thể giảm việc sử dụng nước, dẫn tới việc quản lý nguồn nước tốt hơn – đây là một yếu tố góp phần làm biến đổi khí hậu. Và ở một số dự án, chúng ta đang áp dụng kỹ thuật trồng lúa khí hậu thông minh, như là Luân Canh Tưới – Khô, Hệ thống trồng Lúa – Cá kết hợp, và Mô hình sản xuất Biochar biến đổi rơm thành than sinh học thay vì là đốt rơm, bằng cách này khoa học đã chứng minh có thể giúp giảm lượng phát thải khí carbon trong việc sản xuất lúa gạo.

Q: Vai trò của *Hệ thống Cùng tham gia Đảm bảo Chất lượng (PGS) trong việc sản xuất lúa gạo bền vững là gì?

A: Chúng ta chỉ mới áp dụng PGS vào chuỗi giá trị gạo của chúng ta trong thời gian gầy đây. Về lý thuyết, PGS là một công cụ nhằm đạt được cam kết của nông dân trong việc áp dụng tiêu chuẩn SRP trong sản xuất lúa gạo. Nó tạo ra sự tin tưởng giữa các nông dân với nhau, giúp họ đạt được quyền sở hữu chính sản phẩm của họ thông qua các hoạt động kiểm tra chéo được thực hiện bởi chinh họ ngay trên cánh đồng. Bằng cách đó, chúng ta hướng tới việc tạo ra sự thông hiểu hơn giữa các nông dân về việc áp dụng tiêu chuẩn SRP và giúp họ tự hào hơn về sản phẩm gạo chất lượng cao của họ. PGS đồng thời cũng là một lựa chọn thay thế tốt hơn cho các phương pháp chứng nhận truyền thống như là VietGap hay là BASicGap. Cần chi phí ít hơn để chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp, vì thế sẽ giúp giảm chi phí sản xuất cho nông dân.

Q: Và câu hỏi cuối, Gói Phát Triển Kinh Doanh (gọi tắt là BD Pack) thì hữu ích thế nào với nông dân?

A: Đối với nông dân, BD Pack chủ yếu tập trung vào các tổ chức nông dân (gọi tắt là FO), công việc của các FO hỗ trợ các nông dân cá nhân khi là thành viên của các FO đó. Bằng việc sử dụng BD Pack, chúng ta giúp tập huấn FO quản lý công việc kinh doanh của họ tốt hơn. Và họ đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ cho các thành viên, và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác. Đó là yếu tố đầu tiên. Ngoài ra, chúng ta cũng đồng thời xây dựng khả năng sản xuất tập trụng, và thực hiện điều này thông qua nhiều can thiệp khác nhau, bao gồm tập huấn, điều phối các mối quan hệ của FO với doanh nghiệp gạo, vv. Và kết quả mà chúng tôi muốn thấy là, họ sẽ có nhiều quyền hơn. Và các nông dân nhỏ lẻ sẽ hưởng lợi ích từ việc bán gạo thông qua FO, giúp giảm giá vận chuyển. Đồng thời họ cũng có cơ hội tăng giá bán ra khi họ bán cho các công ty gạo với khối lượng lớn hơn. Và họ có thể xây dựng mối gắn kết chặt chẽ hơn với người thu mua thông qua hệ thống thu mua đường vòng. Tất cả những điều này giúp tăng thu nhập của họ. Thêm nữa, các FO cũng có thể cung cấp các dịch vụ khác liên quan tới sản phẩm đầu vào – phân bón, hạt giống, nước, vv.và rất thường xuyên, họ cung cấp các dịch vụ ấy với chi phí rẻ hơn cho thành viên của họ. Với tất cả những yếu tố vừa được đề cập, chúng ta thấy rằng đó là cách mà các hộ nông dân nhỏ lẻ có thể hưởng lợi từ BD Pack.

Q: Cảm ơn chị đã chia sẻ về Cam Kết Giá Trị về Gạo của Rikolto.

SRP: Diễn đàn Lúa gạo Bền vững (SRP) là một diễn đàn đa phương được thành lập vào tháng 12/ 2011. Diễn đàn SRP được đồng sáng lập bởi Tổ chức vì Môi Trường của Liên hợp quốc UN Environment và IRRI (Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế) nhằm thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên trong các kênh thương mại, hoạt động sản xuất tiêu thụ, và các chuỗi cung ứng trong ngành gạo toàn cầu. (Nguồn: http://www.sustainablerice.org)

PGS: PGS Việt Nam được phát triển trong dự án Nông nghiệp hữu cơ ADDA – VNFU (Tổ chức phát triển nông nghiệp Châu Á Đan Mạch – Liên đoàn Lao động Việt Nam) năm 2008 và 2009. Nó bao gồm các tổ chức những nhà sản xuất, người tiêu thụ, các tổ chức hỗ trợ (Tổ chức phi chính phủ) cũng như các nhà thương buôn sản phẩm hữu cơ (công ty). Các thành viên sản xuất của Hệ thống PGS được sắp xếp trong các nhóm những nhà sản xuất và chịu trách nhiệm tổ chức các buổi đánh giá nhận xét đồng cấp thường xuyên ( thanh tra) đối với các thành viên của nhóm đó. Một vài nhóm những nhà sản xuất được tập trung lại trong nhóm chung, chịu trách nhiệm ra quyết định chứng nhận. Nhóm chung sẽ được thành lập từ các đại diện của các nhóm nhà sản xuất, cũng như những người tiêu dùng, thương buôn, quan chức địa phương, các kỹ thuật viên tập huấn nông dân, hoặc nhân viên tổ chức phi chính phủ làm việc trong khu vực của nhóm chung. Tất cả nhóm chung được đại diện bởi một hội đồng tổng gọi là nhóm điều phối PGS, điều này giúp duy trì những tiêu chuẩn và quy trình của PGS, quản lý tem nhãn của PGS, ban hành các chứng nhận và sắp xếp thúc đẩy sự nhận biết PGS đến với cộng đồng. (Nguồn: https://www.ifoam.bio)