Bạn lo lắng về thuốc trừ sâu trong rau quả? Hãy tham khảo ‘15 sạch’ và ’12 bẩn’

Bạn lo lắng về thuốc trừ sâu trong rau quả? Hãy tham khảo ‘15 sạch’ và ’12 bẩn’

29/04/2016
Charlotte Flechet
Charlotte Flechet
Good Food For Cities programme director

Tuần trước, Nhóm Công tác Môi trường (EWG) tại Mỹ đã phát hành cẩm nang Hướng dẫn Người tiêu dùng về Thuốc trừ sâu trong Nông sản (Shopper's Guide to Pesticides in Produce™) năm 2016. Được phát hành thường niên từ năm 2004, cuốn cẩm nang đưa ra một phân tích thấu đáo về sự nhiễm độc thuốc trừ sâu trong rau quả tiêu thụ ở Mỹ. Phân tích được dựa trên kết quả của khoảng 35.200 mẫu kiểm tra bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Cuốn cẩm nang đưa ra một danh sách các loại rau quả ‘sạch nhất’ và ‘bẩn’ nhất. Xem thêm thông tin dưới đây để biết loại nông sản nào có trong danh sách.

Dâu tây truyền thống đứng đầu danh sách rau quả ‘bẩn’: 98% dâu tây có dư lượng thuốc trừ sâu có thể phát hiện. Những phân tích tiết lộ, một vài mẫu dâu tây thậm chí có dư lượng của 17 loại thuốc trừ sâu khác nhau. Táo, rau ăn lá, dưa chuột, nho và khoai tây cũng nằm trong top “12 bẩn” – làm dấy lên mối quan ngại về sự an toàn của người tiêu dùng.

Về phía tích cực, dứa, ngô ngọt, hành khô, xoài và cà tím là những loại rau quả có dư lượng và nồng độ thuốc trừ sâu thấp nhất theo cẩm nang của EWG. Quả bơ đứng đầu danh sách ‘15 sạch’: chỉ 1% mẫu thử chứa thuốc trừ sâu có thể phát hiện.

Việc sử dụng hóa chất nông nghiệp đang ngày càng được giám sát và điều chỉnh ở Mỹ. Mặc dù dữ liệu chỉ được thu thập ở quốc gia này, những kết luận lại dấy lên sự lo lắng về hóa chất có thể tìm thấy ở các thị trường ít được kiểm soát hơn, ví dụ như Việt Nam, nơi mà quản lý về nguồn gốc xuất xứ và các biện pháp sản xuất rất yếu kém, số lượng được quan tâm hơn là chất lượng [1]. Mặc dù không phải tất cả các loại thuốc trừ sâu đều liên quan đến các vấn đề sức khỏe, nhưng rất nhiều trong số đó có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ ung thư, rối loạn hoóc-môn, những vấn đề về phát triển, sinh sản và thần kinh cũng như suy yếu phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Theo một báo cáo năm 2012 của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, tiếp xúc sớm với thuốc bảo vệ thực vật có thể liên quan đến “ung thư ở trẻ em, giảm chức năng nhận thức và các vấn đề về hành vi.” [2] Chưa có nghiên cứu rõ ràng về việc các loại thuốc trừ sâu tương tác lẫn nhau như thế nào khi ăn phải.

Việc sử dụng rộng rãi các hóa chất nông nghiệp như phân bón và thuốc trừ sâu không chỉ là mối quan tâm đối với người tiêu dùng mà còn cả cộng đồng sống quanh trang trại phi hữu cơ. Đây là vấn đề đáng đặc biệt đáng lo ngại vì chỉ một lượng nhỏ chất hóa học cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ em [3]. Ô nhiễm đất trồng cũng là một vấn đề lớn ở Việt Nam khi phân bón không được sử dụng đúng cách đã làm tăng lượng độc tố trong đất và và làm giảm năng suất .

Theo Bộ NN&PTNT Việt Nam, việc nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật đã tăng lên cực kỳ đáng kể từ 20.000 tấn năm 2005 lên 50.000 tấn năm 2014. Nhiều người cho rằng, lượng phân bón được sử dụng đã tăng 500% kể từ năm 1985 , minh chứng rằng hóa chất nông nghiệp ngày càng phổ biến.

Điều thú vị là, theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Góc nhìn Sức khỏe Môi trường (2005), chỉ cần tuân thủ chế độ ăn kiêng hữu cơ trong 5 ngày là đã đủ để loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu trong cơ thể của trẻ em độ tuổi đến trường.

Do đó, nhóm Công tác Môi trường khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm hữu cơ thay vì sản phẩm sản xuất theo phương pháp truyền thống khi mua rau quả trong danh sách “12 bẩn”, kể cả khi rau quả đã được rửa và gọt. Chế biến rau truyền thống cũng được khuyến cáo nhằm làm giảm lượng thuốc trừ sâu.

Ở Việt Nam, một cuốn sách quốc gia về giám sát dư lượng thuốc trừ sâu trong nông phẩm như của EWG chưa được phát hành (Almvik và cộng sự, 2007) . Tuy nhiên, nghiên cứu của EWG mang đến một cái nhìn sâu sắc về các rủi ro gắn với việc tiêu thụ rau không an toàn, đặc biệt là đối với giới trẻ và các nhóm dễ bị tổn thương.

Nếu bạn muốn biết nơi nào bán rau an toàn và hữu cơ, hãy thử dùng SOFF (Safe & Organic Food Finder) – Công cụ Tìm kiếm Thực phẩm An toàn và Hữu cơ của chúng tôi. SOFF giúp bạn tìm kiếm các cửa hàng bán rau an toàn và hữu cơ gần vị trí của mình. Bạn có thể vào website www.soff.asia hoặc tải ứng dụng SOFF cho thiết bị Android bằng cách click vào link này hay thiết bị iOS bằng cách click vào link này. Chỉ cần nhập địa chỉ của bạn, chọn một cửa hàng và đi mua rau quả.

Để biết thêm thông tin chi tiết về cẩm nang Hướng dẫn Người tiêu dùng về Thuốc trừ sâu trong Nông sản (Shopper's Guide to Pesticides in Produce™), vui lòng truy cập website của Nhóm Công tác Môi trường tại địa chỉ: https://www.ewg.org/foodnews/press.php

Những loại rau quả sau nằm trong danh sách ‘12 bẩn’ và người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm hữu cơ:

  1. Dâu tây
  2. Táo
  3. Đào không lông
  4. Đào thường
  5. Cần tây
  6. Nho
  7. Sơ-ri
  8. Cải bò xôi
  9. Cà chua
  10. Ớt chuông ngọt
  11. Cà chua bi
  12. Dưa chuột

Những loại rau quả sau đây nằm trong nhóm ‘15 sạch’:

  1. Ngô ngọt
  2. Dứa
  3. Cải bắp
  4. Đậu ngọt
  5. Hành khô
  6. Măng tây
  7. Xoài
  8. Đu đủ
  9. Kiwi
  10. Cà tím
  11. Dưa lê
  12. Bưởi
  13. Bí ngô
  14. Súp lơ trắng

[1] Trần Công Thắng và Đinh Thị Bảo Linh (2015). Làm thế nào để hỗ trợ người tiêu dùng nghèo ở Việt Nam giải quyết bất ổn về giá thực phẩm và vấn đề an toàn thực phẩm. Bản tin IDS số 46/6. [http://opendocs.ids.ac.uk/opendocs/bitstream/handle/123456789/7760/IDSB_46_6_10.1111-1759-5436.12190.pdf?sequence=1]

[2] Báo cáo tóm tắt của Nhóm Công tác Môi trường (2016) – “2016 Shopper's Guide to Pesticides in Produce™” [https://www.ewg.org/foodnews/summary.php]

[3] Idem.

[4]VietnamNetBridge (2015). Gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón gây nhiễm độc đất canh tác (Increased pesticide, fertiliser use contaminating farmland) [http://english.vietnamnet.vn/fms/environment/132563/increased-pesticide--fertiliser-use-contaminating-farmland.html]

[5] Idem

[6] Almvik, Svendsen, and Giang (2007). An toàn thực phẩm: Phân tích dư lượng thuốc trừ sâu ở Na-uy và Việt Nam (Food safety: Pesticide residue analysis in Norway and Vietnam) [http://www.bioforsk.no/ikbViewer/Content/31551/Pesticide%20residue%20analysis%20in%20Norway%20and%20Vietnam%20Abstract.pdf]