Người trồng lúa cũng là người nuôi cá

Người trồng lúa cũng là người nuôi cá

01/03/2019

Mô hình kết hợp lúa-cá thay thế cho mô hình 3 vụ truyền thống

Những vấn đề về môi trường và thu nhập trong nông nghiệp thâm canh truyền thống. Canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dựa trên hệ thống thâm canh 3 vụ lúa mỗi năm. Điều đó làm cho đất bị ngập nước triền miên và giải phóng một lượng lớn khí metan – một trong những chất gây hiệu ứng khí nhà kính và làm thiếu hụt lớp trầm tích giàu dinh dưỡng được bồi đắp tự nhiên trong mùa mưa. Hệ thống canh tác này còn gia tăng sự bùng phát của sâu bệnh và gia giảm lớp trầm tích trong mùa mưa. Người nông dân đã phải sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa học để kiểm soát sâu bệnh.

Hệ thống canh tác lúa – cá: như một cách làm tốt để thay vụ thứ ba

Xuất phát từ tình hình nêu trên, Hội Nông dân tỉnh An Giang – đối tác của Rikolto trong chương trình lúa gạo đã cùng nông dân trong huyện Tri Tôn đề xuất mô hình canh tác kết hợp lúa-cá nhằm tận dụng những lợi ích từ lũ và cải thiện thu nhập. Mô hình kết hợp trong nông nghiệp, cụ thể là kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thủy sản (cá hoặc tôm) đã được triển khai trong nhiều thập niên ở đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình này cho phép tăng trưởng bền vững việc sản xuất thực phẩm, đồng thời đa dạng hóa thu nhập và giảm tính dễ bị tổn thương của nông dân đối với việc mất mùa. Thông thường, cá được nuôi trong mùa lũ trên cùng một diện tích mà lúa được trồng trong mùa khô.

Từ tháng 8 năm 2018, Rikolto và Hội Nông dân An Giang đã phối hợp triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình canh tác kết hợp sản xuất lúa gạo thông minh theo hướng tiết kiệm nước và thân thiện môi trường với nuôi trồng thuỷ sản tạo thu nhập cho thanh niên và phụ nữ ở An Giang“ . Dự án này nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về môi trường và năng suất nêu trên tại các khu vực trồng lúa trong huyện cũng như tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thanh niên trong sản xuất lúa gạo.

Cơ quan Nhà nước chung tay thực hiện mô hình

Dự án này đã được thực hiện với sự tham gia của Hội Nông dân An Giang, chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và những nông dân ở xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, An Giang. Với sự hỗ trợ và hướng dẫn của một nhóm tư vấn đến từ Khoa Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đại học Kiên Giang, hai mô hình tích hợp lúa - cá được thiết kế và thử nghiệm với quy mô nhỏ ở xã Tân Tuyến từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2018.

Trong vòng 4 tháng, các mô hình thí điểm đã được xây dựng. Để cá có thể phát triển tốt, cơ sở hạ tầng cần phải phù hợp và lượng nước lũ phải vừa đủ dựa trên hệ thống quy định của đê điều. Những người thực hiện ở địa phương đã thử nghiệm nuôi cá thay vì trồng lúa vụ thu – đông ở hai hộ gia đình, từ đó xem xét liệu mô hình có thể phát triển thêm hay không, đồng thời tìm hiểu tiềm năng sinh lờivà khả năng cải thiện sức khỏe cho đất nhờ chất thải hữu cơ và giảm thâm canh. Mô hình đầu tiên đã thử nghiệm nuôi cá lóc. Đối với cá lóc, nông dân cần xây dựng một ao nước trong đó nguồn nước là tĩnh- môi trường được xem là lý tưởng cho cá lóc. Trong mô hình thứ hai, cá trắng được lựa chọn. Loại cá này sống tự do trong dòng chảy của nước, do đó nông dân không cần đào ao. Họ thả cá trong cácdòng chảy tự nhiên ở hệ thống đê điều. Mô hình đầu tiên đòi hỏi nhiều vốn và thời gian, do đó lợi nhuận cao hơn. So với mô hình cá lóc, mô hình cá trắng linh hoạt hơn, không đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc, mặt khác, thời gian thu hoạch cũng ngắn hơn nhưng lợi nhuận thấp hơn do cá lóc có giá thị trường cao hơn cá trắng.

Với sự hỗ trợ liên tục của cơ quan đối tác, dự án đã thực hiện thành công nhiều phân tích, đặc biệt là phân tích thị trường cá tập trung vào nguồn lực tự nhiên, con người, xã hội, địa lý và tài chính. Việc thiết kế mô hình cá được thực hiện thông qua thảo luận nhóm bao gồm các cộng đồng địa phương, chính quyền và các tổ chức đoàn thể. 25% khối lượng công việc đã được hoàn thành, bao gồm xây dựng mô hình lúa – cá ở các khu vực vốn trồng 3 vụ lúa/năm và triển khai các khóa đào tạo cho nông dân và đối tác. Bên cạnh đó, việc tài liệu hóa quá trình đồng thiết kế và thử nghiệm đã được thực hiện và dự thảo đầu tiên cho hệ thống lúa – cá thứ 2 đã được chuẩn bị một nửa.

Dự án này là bước đầu tiên trong kế hoạch hỗ trợ 112 nông địa phương áp dụng mô hình lúa – cá trên quy mô lớn hơn để nâng cao thu nhập của họ, giải quyết nhiều vấn đề thâm canh khác nhau cũng như tăng cường tiếng nói của nông dân nữ ở địa phương trong kỹ thuật canh tác, một điều thường được coi là công việc của nam giới

Lê Tuấn Cán bộ chương trình lúa gạo - Rikolto tại Việt Nam

Dự án xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng địa phương, được đồng thiết kế và thực hiện bởi chính cộng đồng đó, do đó đã nâng cao tính làm chủ của họ trong việc tìm các mô hình thay thế cho hệ thống thâm canh 3 vụ lúa truyền thống.

Dự án được tài trợ bởi Quỹ Hỗ trợ sáng kiến địa phương Canada, Đại sứ quán Canada tại Hà Nội.